Trạng nguyên Lê Ích Mộc cuộc đời và sự nghiệp .
Theo
gia phả Lê tộc để lại thì Lê Ích Mộc sinh ngày mồng 2 tháng 2 năm 1458
tại làng Ráng , huyện Thuỷ Đường , bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hộ từ đất
Tây Kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp . Đến đời thứ 3 kết quả
mối tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh thành ra Lê ÍCh
Mộc .Theo sinh đồ Lê Tuấn Mậu trong : “ Tiểu sử thiền sư chùa Thanh Lãng
“ soạn năm 1597 cho biết : Dưới triều Lê Thánh Tông , ở làng Ráng ,
huyện Thuỷ Đường , phủ Kinh Môn , trấn Hải Dương , có một người nối
nghiệp nho , tư gia hiếu thảo, họ Lê tên Quang, vợ là Nguyễn Thị Lê, cửa
nhà thanh bần, kính sư sùng Phật, hay giúp đỡ người nghèo khó. Một đêm
kia vợ chồng nằm chiêm bao thấy quan thế âm bồ tát cho một đoá hoa Sen
và một bài thơ .
Phật cho Lê Thị một bông sen
Hiển hách nghìn thu dậy tiếng khen
Đích xác sang năm sinh quý tử
Danh lừng tam giáo gội ơn trên
Hôm sau vợ chồng nói chuyện lấy làm vui mừng. Từ ngày ấy bà Lệ có mang
và sinh hạ được một người con trai mặt vuông , tại lớn đặt tên là Lê Ích
Mộc . Tục truyền rằng , thủa nhỏ Lê Ích Mộc là một cậu bé thông minh,
ham học và ngoan ngoãn được bà con làng xóm yêu quý . Hàng ngày sau
những buổi phụ giúp cha mẹ, cậu bé Mộc thường hay tới chùa Ráng giúp đỡ
các vị tăng ni quét dọn nhà của , xới đất trông cây và chăm chỉ học
hành, nghe nhờ văn sách. Cảm động trước tấm lòng say mê hiếu học, nhà
chùa đã nhận Lê Ích Mộc vào làm đệ tử, kèm cặp kimh sử. Ngày ngày ăn
chay niệm phật. Lê Ích Mộc vẫn dành thơi gian cho đèn sách .Đêm đêm,
dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh trăng khuya, ông lấy mâm cát làm sách học,
Lê Ích Mộc chăm chỉ dùi mài kinh sử. Ông lấy cát đổ lên mâm xoa phẳng,
dùng ngón tay viết lên chữ để đọc, ghi nhớ rồi xoá đi.đó là cách học
“nhập tâm” giúp người ta nhớ lâu hiểu kỹ. Ích Mộc cho rằng : Việc học là
việc khó nhưng không vì thế mà không học. Bởi thế mà ông nổi tiếng
trong vùng là người nhớ lâu hiểu kỹ. Tài học của ông , sách Đại Việt có
ghi : “ Tam công túc ngọc đáo Kim cang “ . Tức là sau 3 năm ông đã thông
hiểu đủ giáo lý, giáo pháp của bộ kinh kim cương . Một hôm, Ích Mộc
đang đi ở ngoài đường ,gặp một vị sư già, nhà sư thấy Lê Ích Mộc có
tướng và cơ duyên là một cao tăng nên theo Lê Ích Mộc về nhà. Ông Lê
thấy khách quý đến chơi xiết đỗi vui mừng, ân cần mời làm thượng khánh.
Nhà sư chỉ Lê Ích Mộc và nói rằng : Ông là người từ thiện nên cậu bé này
có tướng làm nên sự nghiệp lớn, rạng danh gia phong. Nếu cho cậu ấy
xuất gia đầu phật tương lai phong đỗ cao làm vinh hiển gia đình. Tiền đề
không thể hạn định được. Ông Lê Quang bèn hỏi :Ý kiến con thế nào ? Ích
Mộc nhận lời .Từ đó Lê Ích Mộc suất gia học đạo gánh sách theo thầy đến
ở chốn xa. Nhà sư là một vị cao tăng trụ trì tại chùa Tiên Lãng ( tức
chùa Láng ). Khoảng 5 năm Ích Mộc đủ thông hiểu các pho kinh phật tiếng
tăm, tiêng tăm của ông lừng lẫy khắp làng.
Ngày ngày ăn chay niệm phật, chăm chỉ đèn sách, mùa xuân năm Nhâm Tuất
niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502) đời Lê Hiến Tông, triều đình mở hội thi
kén người tài , một lần nữa ông quyết tâm dùi mài kinh sử ứng thi những
mong đem chí tài giúp nước. Khoa thi năm ấy đỗ 61 người có bài thi xuất
sắc nhất, Lê Ích Mộc đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng
Nguyên), Lê Sạn đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ cam danh (Thám hoa).
Khi duyệt bài văn của Lê Ích Mộc , nhà vua vô cùng sửng sốt khen ngợi và
mến phục tài văn chương của ông bèn sai ông đọc chế thư, hai tay Lê Ích
Mộc nâng lư hương đang bốc cháy rừng rực làm bỏng rộp hết cả ra tay mà
không biết.
Lê Ích Mộc bước vào cuộc đời làm quan trong giai đoạn thịnh trị của thời
Lê sơ không còn nữa . Năm 1527 nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Mac Đăng Dung
xưng vương sau khi Đăng Dung, Đăng Doanh qua đời, mâu thuẫn trong triều
Mạc trở lên gay gắt ông đã trao ấn từ quan về trí sĩ tại quê nhà, làm
quan đến chức Tả thị lang. Nhớ thủa hàn vi, Lê Ích Mộc bỏ tiền ra tu sửa
mở mang chùa Ráng . Lấy tên chữ là Diên Phúc Tự và mở trường dạy học
đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước .
Ngôi chùa Diên Phúc và Từ chỉ Thanh Lãng nhờ có Lê Ích Mộc mà trở thành
trung tâm đào tạo nhân tài và giáo hoá của cả một vùng rộng lớn. Ông
cùng với dân làng Ráng khai phá vùng đầm lầy ven sông , trồng cây gây
rừng.Tổ thâm sư trồng một rừng Lim nay còn vết tích đó ... Ngày 15 tháng
2 năm 1538 Lê Ích Mộc qua đời tại nhà hưởng thọ 80 tuổi mộ của ông ngự
tại xóm Sỏi , thôn Thanh Lãng. Lăng mộ quan trạng đã trải qua hàng trăm
năm trường tồn. Rừng Lim quan trạng đã hoá thân vào các công trình công
cộng của làng xã và thay thế vào đó một rừng bạch đàn xanh tốt . Cuộc
đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc là tấm gương sáng cho các
thế hệ khác nối tiếp nhau phấn đấu học tập bởi ông chính là hiện thân
của tinh thần vượt khó ham học hỏi để vươn tới đỉnh cao của trí tuệ. Ông
mãi mãi xứng đáng là niềm tự hào , là biểu tượng truyền thống hiếu học
của nhân dân Thuỷ Nguyên nói riêng và nhân dân Hải Phòng nói chung.