Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn chiều 7/11.
Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đại biểu sẽ chất vấn các thành
viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của
Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ
4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: khoa học và
công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao
động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.
Giáo viên mầm non lương rất thấp
Trả
lời đại biểu về chính sách tiền lương của giáo viên mầm non, Bộ trưởng
Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện Nghị định 204 và Quyết
định 244, trong quá trình thực hiện phụ cấp ưu đãi nghề được Đảng, Nhà
nước quan tâm. Nhìn tổng thể giáo viên mầm non lương rất thấp, chỉ
khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.
Về
giải pháp thời gian tới, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ
Nội vụ khi xây dựng bảng lương mới căn cứ cơ sở vị trí việc làm trên
nguyên tắc Nghị quyết 27 tính chất công việc, thực hiện ưu đãi nghề.
Trên
cơ sở Nghị quyết 29 bảo đảm tiền lương cơ bản, cùng với phụ cấp sẽ có
cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp. Khi tổ chức thực hiện sẽ có
quan tâm đến lương giáo viên nói chung và lương giáo viên mầm non nói
riêng.
Về
chính sách tiền lương của công chức cấp xã và công chức khác, Bộ trưởng
Bộ Nội vụ thông tin, thực tế tồn tại 2 chế độ công vụ là chế độ công vụ
cấp xã và chế độ cấp huyện trở lên.
Nhưng
đối với cán bộ công chức cấp xã thì các chế độ chính sách cũng tương tự
như cán bộ công chức cấp huyện trở lên từ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí
việc làm hết sức rõ ràng nhưng công chức cấp xã chưa nằm trong tổng
biên chế chung của hệ thống chính trị.
"Thời
gian tới, Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện đề án liên thông công chức cấp
xã với cấp huyện để xây dựng chế độ công vụ chung, hoàn thiện, hiện
đại", bà Phạm Thị Thanh Trà nói.
Về
chậm trong xây dựng vị trí việc làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp
công lập, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định nhận định này là đúng. Bộ
trưởng Bộ Nội vụ cho biết, đến nay đã có 13/15 Bộ hoàn thành Danh mục vị
trí việc làm trong các lĩnh vực chuyên ngành và đề nghị các Bộ cố gắng
sớm hoàn tất để triển khai đồng bộ.
Bộ
trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng đề nghị các bộ, ngành, địa pương căn cứ
Thông tư hướng dẫn chỉ đạo cơ quan đơn vị sự nghiệp do mình quản lý
triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm, trên cơ sở đó phê duyệt đề án
để có thể triển khai cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Liên
quan đến công tác đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, các nhà giáo rất tâm tư khi thách thức lớn,
đời sống và các điều kiện của nhà giáo còn hạn chế, khó khăn, giáo viên
trẻ mới vào nghề gặp khó khăn về mức lương, giáo viên ở vùng sâu, vùng
xa có điều kiện cơ sở vật chất hạn chế.
Bộ
trưởng thông tin: "Các giáo viên cũng mong muốn xã hội, phụ huynh có
thêm sự chia sẻ với công việc lớn mà lực lượng giáo viên đang làm, đồng
thời cần có sự cải thiện về mức lương, điều kiện sống".
Tháo gỡ khó khăn trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy
Trả
lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến công tác phòng cháy, chữa
cháy, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay, Bộ đã chỉ đạo lực lượng công
an các đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị về các giải pháp để tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy,
chữa cháy đối với 17 địa phương trọng điểm và cũng đã chỉ đạo Cục Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để
công an các đơn vị, địa phương thực hiện thống nhất…
Bộ
trưởng Tô Lâm thông tin, cho đến nay, công an các địa phương đã rà soát
lại tất cả các cơ sở có khó khăn, vướng mắc và trực tiếp làm việc,
hướng dẫn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong công tác phòng cháy,
chữa cháy; thành lập các tổ công tác trực tiếp đến 100% các cơ sở còn
tồn tại, vi phạm để hướng dẫn các giải pháp, biện pháp khắc phục tồn
tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
Trên
cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tính đến 30/10, 100% các dự án xây
dựng mới có khó khăn, vướng mắc đã được hướng dẫn và thống nhất tiếp
thu, chỉnh sửa, không còn vướng mắc trong quá trình tổ chức thiết kế,
hoàn thiện hồ sơ để thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy…
Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành y tế là vấn đề cấp bách
Tại
Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn, về lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế
Đào Hồng Lan khẳng định, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý
ngành y tế là vấn đề cấp bách, vì vậy, ngành Y tế chỉ đạo triển khai
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như chuyển đổi số trong
lĩnh vực quản lý của ngành y tế.
Liên
quan đến triển khai hồ sơ điện tử và đề án khám chữa bệnh từ xa, Bộ
trưởng cho biết, Bộ Y tế cũng đã có các quyết định liên quan đến việc
phê duyệt đề án khám chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 và kế hoạch
thúc đẩy phát triển sử dụng các nền tảng số y tế để chuyển đổi số đến
năm 2025.
Thời
gian qua, Bộ Y tế đã tích cực triển khai và đang áp dụng thí điểm triển
khai thực hiện đề án khám chữa bệnh từ xa, bước đầu mang lại hiệu quả
và tổ chức đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng ra đơn vị và cơ
sở y tế khác.
Với
việc triển khai hồ sơ điện tử, Bộ Y tế triển khai thí điểm, trong đó
tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua cũng quy định
nội dung liên quan đến thành phần về công nghệ thông tin nằm trong chi
phí quản lý của các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo
lộ trình, hiện nay Chính phủ đang triển khai xây dựng Nghị định hướng
dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), những nội dung này sẽ được cụ
thể hóa trong thời gian tới.