Nhóm Thương mại, Dịch vụ dẫn đầu nhu cầu nhân lực
Trung
tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM
(FALMI) và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành công bố Bản tin tổng quan về
thị trường lao động 6 tháng đầu năm, dự nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối
năm 2023 tại TPHCM.
Trong
6 tháng đầu năm 2023, FALMI đã thực hiện khảo sát hơn 42.800 lượt doanh
nghiệp, hơn 153.600 vị trí việc làm và hơn 76.000 người có nhu cầu tìm
kiếm việc làm.
Từ
đó, FALMI cho biết, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 6 tháng đầu
năm 2023 tập trung vào 3 khu vực chính, gồm Thương mại, Dịch vụ; Công
nghiệp, Xây dựng; Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản.
|
Sinh viên tìm hiểu thông tin doanh nghiệp tại một ngày hội việc làm ở TPHCM, tháng 6/2023. Ảnh: Mạnh Tùng.
|
Nhu
cầu lao động trong 6 tháng đầu năm theo ngành nghề tập trung vào 7 nhóm
ngành. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là nhóm công nghiệp chế biến,
chế tạo với 42.534 chỗ làm việc, chiếm 27,69% tổng nhu cầu nhân lực.
Tiếp đó là nhóm bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác cần 33.164 chỗ làm việc, chiếm 21,59%.
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ cần 16.205 chỗ làm việc, chiếm 10,55%.
Thông tin và truyền thông cần 12.242 chỗ làm việc, chiếm 7,97%.
Hoạt động kinh doanh bất động sản cần 12.166 chỗ làm việc, chiếm 7,92%.
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ cần 10.891 chỗ làm việc, chiếm 7,09%.
Các nhóm ngành khác cần 26.404 chỗ làm việc, chiếm 17,19%.
|
Số liệu tổng quan về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 tại TPHCM. Ảnh: NTTU.
|
Trong
6 tháng cuối năm, nhóm nghiên cứu đưa ra 2 kịch bản: Làn sóng dịch bệnh
Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế
Việt Nam nói riêng, các nền kinh tế lớn nói chung và dịch bệnh Covid-19
được kiểm soát tốt.
Ở
kịch bản thứ nhất, nhu cầu nhân lực ở các ngành sẽ giảm sút. Khi đó, dự
kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm cần khoảng 145.000-155.000 chỗ
làm việc.
Ở
kịch bản thứ hai, tăng trưởng kinh tế toàn cầu diễn biến theo chiều
hướng tích cực. Doanh nghiệp tại TPHCM có cơ hội tăng đơn hàng xuất
khẩu, mở rộng sản xuất. Từ đó, nhu cầu lao động ở các ngành tăng.
Dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm khoảng 155.000-165.000 chỗ làm việc.
Nếu
xét theo trình độ, thị trường lao động cần khoảng 17,8% nhân sự ở trình
độ đại học; 26,6% trình độ cao đẳng; 26,3% trình độ trung cấp; 15,4%
trình độ sơ cấp và 13,9% lao động phổ thông.
|
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí trong giờ thực hành. Ảnh: Mạnh Tùng.
|
Các ngành học hút thí sinh
Nhu
cầu nguồn nhân lực theo dự báo của FALMI khá tiệm cận với bức tranh
tuyển sinh đại học năm 2023 tính đến thời điểm này. Theo đó, các ngành
nghề thuộc nhóm Thương mại, Dịch vụ, Công nghiệp, Xây dựng vẫn thu hút
lượng lớn thí sinh đăng ký xét tuyển.
Dù
chưa công bố chính thức con số thí sinh đăng ký xét tuyển nhưng sức hút
của các ngành nghề này ở các trường đại học phần nào thể hiện qua điểm
chuẩn các phương thức xét tuyển sớm và ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng
đầu vào (điểm sàn) phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Tại
Trường ĐH Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM, điểm chuẩn phương
thức ưu tiên xét tuyển tăng mạnh so với năm ngoái, tất cả các ngành đều
có điểm chuẩn từ 80 trở lên (thang điểm 90). Những ngành được nhiều thí
sinh đăng ký nhất và có điểm chuẩn cao nhất là: Kinh doanh quốc tế, Kinh
tế quốc tế và Thương mại điện tử.
Ở
phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, Kinh doanh quốc tế là
ngành có điểm chuẩn cao nhất với mức 894 điểm (thang điểm 1.200).
Trong
khi đó, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, điểm sàn
tất cả ngành là 20 - một mức điểm tương đối cao so với mặt bằng chung.
Tương
tự, tất cả ngành, chương trình đào tạo tại cơ sở chính Trường ĐH Kinh
tế TPHCM (UEH) lấy điểm sàn xét tuyển là 20. Trong đó, những ngành như
Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại… thu hút
sự quan tâm của phần đông thí sinh.
Ngay cả các trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, những ngành “hot” ở khối thương mại, dịch vụ vẫn thu hút thí sinh.
Chẳng
hạn, tại Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH), điểm sàn cho 59 ngành dao
động 16-19. Trong đó, các ngành Công nghệ thông tin, Marketing, Digital
Marketing, Truyền thông đa phương tiện, Logistics và quản lý chuỗi cung
ứng, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh vẫn lấy điểm sàn cao
nhất từ 18-19.
Tại
Trường ĐH Công Thương TPHCM, các ngành như Quản trị kinh doanh, Tài
chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin luôn thu hút đông đảo sự quan tâm
của thí sinh. Tỷ lệ chọi vào các ngành này được dự báo cao hơn so với
các ngành khác.
Các
ngành mới trong lĩnh vực Thương mại, Kinh doanh, Dịch vụ, Công nghệ là
những ngành "hot" tại Trường ĐH Mở, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường
ĐH Tài chính - Marketing, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM...
|
Khu thực hành Khoa Răng - Hàm - Mặt, Trường ĐH Văn Lang. Ảnh: Mạnh Tùng. |
Để thu hút thí sinh, các trường còn đưa ra nhiều chương trình đào tạo gắn liền với kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo.
Chẳng
hạn, UEH đưa ra 5 chương trình hoàn toàn mới gắn liền với kỷ nguyên số,
phục vụ cho ngành thương mại, dịch vụ gồm: Công nghệ tài chính
(Fintech); Công nghệ Marketing (Martech); Kinh doanh số (Digital
Business); Kỹ sư Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robot & AI); Kỹ sư Công
nghệ Logistic và chuỗi cung ứng (Logtech, hệ kỹ sư).
Ngay
cả các ngành học truyền thống, các trường cũng ứng dụng công nghệ, áp
dụng chương trình đào tạo tiên tiến, giảng dạy bằng Tiếng Anh... để đáp
ứng được nhu cầu lực ngày càng cao của thị trường lao động.
Như
ở Khoa Răng - Hàm - Mặt, Trường ĐH Văn Lang, sinh viên sẽ được tiếp cận
với những thiết bị hiện đại tại khu thực hành ngay từ năm nhất, thay vì
chờ đến năm 3-4 như ở nhiều trường.
"Nhờ
được thực hành sớm, sinh viên khi ra trường có kỹ năng thuần thục, đáp
ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ về răng miệng ngày càng
lớn của xã hội", TS-BS Trần Ngọc Quảng Phi, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt
cho biết.