Ngày
18/7/2023, Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI, kỳ họp thứ 11 đã thông
qua Nghị quyết số 22/NQ-HĐND về Nhiệm vụ Quy hoạch chung Đô thị mới Thủy
Nguyên đến năm 2045.
Khu vực trung tâm thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên
1. Phạm vi, ranh giới và diện tích nghiên cứu lập quy hoạch:
Khu vực
nghiên cứu quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Thủy
Nguyên gồm 35 xã, 02 thị trấn và phần đảo Vũ Yên cùng mặt nước liền kề
thuộc địa giới hành chính quận Hải An với tổng diện tích khoảng
26.910,2ha (diện tích trên địa bàn huyện Thủy Nguyên 26.191,2ha; diện
tích trên địa bàn quận Hải An 719,0ha). Với ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Đông và phía Bắc: Giáp với thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (ranh giới là sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng);
- Phía Tây: Giáp huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (ranh giới là sông Hàn và sông Kinh Thầy);
- Phía Nam: Giáp huyện An Dương, quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (ranh giới là sông Cửa Cấm).
2. Thời hạn lập quy hoạch: Đến năm 2045.
3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch:
a) Quan điểm:
- Hình thành thành phố mới Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng, phù hợp với cấu trúc không gian đô thị “Hai vành đai – Ba hành lang – Ba trung tâm và các đô thị vệ tinh”: Trong đó “Trọng tâm đô thị số 1” là trung tâm đô thị lịch sử (thuộc quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân) và đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm. “Cụm đô thị trọng tâm 1” có cấu trúc 2 nội đô liên kết với nhau qua trục cảnh quan sông Cấm. Phía Nam là “đô thị lịch sử, văn hóa, thương mại” được cải tạo nâng cấp chất lượng môi trường cảnh quan. Phía Bắc là “đô thị hành chính, dịch vụ đa chức năng xây dựng mới hiện đại”
là nơi hội tụ trụ sở cơ quan hành chính đầu não thành phố Hải Phòng.
Đồng thời khu vực này sẽ là động lực để mở rộng khu vực đô thị trung tâm
Hải Phòng về phía Bắc sông Cấm:
- Phát
triển đô thị đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, bảo
đảm yêu cầu phát triển bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
hợp lý và có hiệu quả, sử dụng tiết kiệm năng lượng gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái.
-
Phát triển và quản lý đô thị phải phù hợp với các quy hoạch cấp trên;
cập nhật các dự án chiến lược lớn có ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi
trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị.
-
Phát triển và quản lý đô thị bảo đảm phù hợp với tiềm năng, vị thế của
Thủy Nguyên; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm hài
hoà giữa bảo tồn và phát triển, phát triển và bảo tồn; phát triển cân
đối giữa phát triển đô thị và các vùng nông thôn.
-
Phát triển đô thị bảo đảm yêu cầu kinh tế đô thị phát triến bền vững,
từng bước và liên tục sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội.
-
Phát triến hệ thống giao thông một cách đồng bộ theo hướng hiện đại tạo
nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận
tải, giữa đô thị và nông thôn; phát triển vận tải công cộng tại các khu
vực đô thị đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi.
- Chỉnh trang khu vực đô thị cũ (Núi Đèo, Minh Đức)
theo hướng hiện đại, đô thị xanh, có sức sống, sức cạnh tranh cao;
tránh quá tải về hạ tầng đô thị, dành đất cho phát triển các khu chức
năng đô thị, ưu tiên công trình dịch vụ công cộng, cây xanh, văn phòng,
thương mại; cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cũ, bảo
tồn, tôn tạo đối với hệ thống các công trình kiến trúc có giá trị về
lịch sử, kiến trúc, văn hóa.
-
Phát triển đô thị theo xu hướng mới về xây dựng đô thị thông minh, đô
thị xanh, đô thị quốc tế; tích hợp tối đa các khu chức năng thương mại,
dịch vụ quy mô lớn tại các khu vực đầu mối giao thông.
- Đảm bảo quốc phòng-an ninh.
b) Mục tiêu: Xây dựng đô thị Thủy Nguyên trở thành:
-
Đô thị văn minh, hiện đại, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh
thái thông minh, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, có bản sắc là
thành phố có núi, nhiều sông, kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên
nhiên gắn với trung tâm hành chính, chính trị mới của thành phố Hải
Phòng.
- Cửa ngõ công nghiệp của thành phố Hải Phòng kết nối với hành lang công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ qua quốc lộ 18.
- Trung tâm dịch vụ, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch văn hóa và giải trí có năng lực cạnh tranh cao.
- Trung tâm giáo dục, y tế của Hải Phòng; trung tâm nghề cá vùng duyên hải Bắc Bộ.
-
Có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đạt các tiêu chí đô
thị loại III trước năm 2025, hoàn thiện tiêu chí đô thị loại II trước
năm 2035. Xây dựng huyện Thủy Nguyên thành Thành phố trực thuộc thành
phố Hải Phòng.
- Có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh.
4. Tính chất đô thị:
- Là thành phố thuộc thành phố Hải Phòng (đến năm 2025 là đô thị loại III, đến năm 2035 là đô thị loại II).
- Là
đô thị mới gắn với trung tâm hành chính, chính trị mới của thành phố
Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du
lịch văn hóa và giải trí, y tế, giáo dục, trung tâm nghề cá vùng duyên
hải Bắc Bộ.
- Là đô thị sinh thái, đô thị thân thiện với môi trường.
- Là đô thị có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh.
5. Một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến:
a) Chỉ tiêu dân số:
- Dân số đến năm 2035: Khoảng 600.000 người; trong đó dân số thường trú khoảng 542.000 người, dân số quy đổi 58.000 người.
- Dân số đến năm 2045: Khoảng 725.000 người; trong đó dân số thường trú khoảng 650.000 người, dân số quy đổi khoảng 75.000 người.
b) Chỉ tiêu đất đai:
-
Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị: Áp dụng cho đô thị loại
III là 50-80 m²/người; áp dụng cho đô thị loại II là 45-60 m²/người;
-
Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân toàn đô thị theo loại đô thị: Áp dụng
cho đô thị loại III là 28-45 m²/người; áp dụng cho đô thị loại II là
15-28 m²/người;
- Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị (không bao gồm đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở): Áp dụng cho đô thị loại III là > 5 m²/người; áp dụng cho đô thị loại II là > 6 m²/người;
- Chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở: > 2 m²/người;
c) Một số chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật dự kiến:
- Giao thông: Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) so với đất xây dựng đô thị (tính đến đường liên khu vực) >6%; mật độ đường chính liên khu vực 2,0-3,3 km/km², mật độ đường chính khu vực 4,0-6,5 km/km².
- Cấp nước: Chỉ tiêu cấp nước từ 140-160 lít/người/ng.đ; công nghiệp từ 20-30 m³/ha/ng.đ;
- Cấp điện: Sinh hoạt >500 w/người; công cộng: bằng tối thiểu 35% cấp điện sinh hoạt; công nghiệp: 50-350 kw/ha;
- Thoát nước thải: >80 % chỉ tiêu cấp nước;
- Chất thải rắn: Áp dụng cho đô thị loại III là > 0,9 kg/người-ngày; áp dụng cho đô thị loại II là > 1,0 kg/người-ngày;
-
Thông tin liên lạc: Đến năm 2030 thuê bao điện thoại 150-160 thuê
bao/100 dân; thuê bao internet 90-100 thuê bao/100 dân; đến năm 2040
thuê bao điện thoại 180-200 thuê bao/100 dân; thuê bao internet 120-140
thuê bao/100 dân.
6. Những yêu cầu cụ thể về nội dung nghiên cứu quy hoạch:
a) Yêu cầu mức độ điều tra, khảo sát, thu thập, đánh giá tài liệu, số liệu hiện trạng đô thị:
- Các yêu cầu về phân tích, đánh giá hiện trạng cần thực hiện:
+
Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử
dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi
trường;
+
Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được
duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
+ So sánh, đối chiếu với định hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch đã được phê duyệt (nếu có);
+ Đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị;
+ Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn;
+ Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
- Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị, cơ sở dữ liệu hiện trạng:
+
Công tác đánh giá hiện trạng được thực hiện trên bản đồ khảo sát địa
hình kết hợp bản đồ địa chính và các nguồn tài liệu, dữ liệu khác.
+
Tài liệu thứ cấp được thu thập, thống kê từ các nguồn: Các cơ quan
thuộc thành phố Hải Phòng (Cục Thống kê, các sở, ban, ngành có liên
quan…), các cơ quan thuộc huyện Thủy Nguyên (Chi cục thống kê, các phòng
ban có liên quan) và đô thị mới Thủy Nguyên.
+
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, so
sánh số liệu qua các các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về các
mặt như: Kinh tế-xã hội (tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ
cấu dân số, lao động…); cơ cấu sử dụng các loại đất…
b) Yêu cầu nội dung chính của quy hoạch chung đô thị:
Nội
dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ
cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển
không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của
đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án
có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình
quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược, cụ thể:
-
Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế-xã
hội (việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến cảnh quan thiên
nhiên); dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.
-
Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển (trung tâm Hành
chính-Chính trị thành phố, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, cảnh
quan thiên nhiên đặc trưng), quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây
dụng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho
đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20
năm.
- Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
- Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm:
+ Mô hình và hướng phát triển đô thị (kinh nghiệm quốc tế và trong nước các đô thị có điều kiện tương đương);
+
Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu hiện có hạn
chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; các
khu chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng, các khu
dự trữ phát triển; các khu vực dự kiến xây dụng công trình ngầm từ đô
thị loại III trở lên;
+
Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô
thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng;
+
Hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm
công cộng, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và không gian mở;
trung tâm chuyên ngành cấp đô thị;
+ Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn;
+
Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính,
quảng trường, cửa ngõ đô thị, điểm nhấn đô thị; đề xuất tổ chức không
gian, kiến trúc cho các khu vực trên.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm:
+
Về chuẩn bị kỹ thuật: Rà xoát, xác định các giải pháp cao độ nền và
thoát nước mặt hợp lý cho đô thị mới Thủy Nguyên và đảm bảo an toàn về
lũ, úng và phòng tránh các hiểm họa thiên tai; khoanh vùng các khu vực
cấm hoặc hạn chế xây dụng; chọn mô hình hệ thống thoát nước mưa, xác
định các lưu vực thoát nước chính, hướng thoát nước, xác định mạng lưới
và kích thước đường cống thoát nước; xác định vị trí, quy mô các công
trình kênh, mương, hồ điều hòa, trạm bơm (nếu có); đề xuất các giải pháp
phòng chống tai biến thiên nhiên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc
biệt lưu ý các vị trí ven sông, khai thác không gian mặt nước.
+
Về quy hoạch giao thông: Xác định hệ thống khung hạ tầng giao thông
đồng bộ, phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông vận tải của đô thị mới
Thủy Nguyên với mạng lưới giao thông vận tải vùng, quốc gia và của thành
phố Hải Phòng; đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông bao
gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối hợp lý trong đô thị mới
Thủy Nguyên với toàn thành phố và hệ thống giao thông liên vùng; đề xuất
và phân loại tuyến đường giao thông, quy mô và phân cấp các tuyến đường
chính, hệ thống bến bãi đỗ xe cho từng khu vực. Nghiên cứu bổ sung một
số cầu, đường trên cao, các nút giao thông khác cốt, hầm chui,…
+
Về quy hoạch cấp nước: Phân tích đánh giá tài nguyên nước, đề xuất các
giải pháp cấp nước và bảo vệ nguồn nước. Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu
dùng nước trong sản xuất, trong sinh hoạt, dự kiến nguồn cấp, công trình
đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước, cấp nước chữa cháy và các thông
số kỹ thuật.
+
Về quy hoạch cấp điện, chiếu sáng: Xác định tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng
điện; lựa chọn cân đối nguồn điện; đề xuất giải pháp thiết kế mạng lưới
cấp điện, dự kiến các công trình đầu mối cho từng giai đoạn quy hoạch.
Tính toán nhu cầu và đề xuất giải pháp cho chiếu sáng.
+
Về quy hoạch cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông: Tính toán nhu cầu và
đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng bưu chính-viễn thông. Xây dựng mạng
lưới truyền dẫn quang đồng bộ theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng,
mở rộng hệ thống viễn thông công cộng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Dự kiến các công trình đầu mối, tổ chức mạng lưới cáp ngoại vi diện
rộng đảm bảo mỹ quan đô thị.
+
Về quy hoạch thoát nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn, nghĩa trang:
Xác định tiêu chuẩn và dự báo khối lượng thoát nước thải, chất thải
rắn, nhu cầu đất nghĩa trang (bao gồm khu vực công nghiệp và đô thị);
định hướng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn; nghĩa
trang và nhà tang lễ đến nãm 2045.
- Đánh giá môi trường chiến lược:
+
Đánh giá hiện trạng: Về môi trường tự nhiên đô thị về điều kiện khí
tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác và sử
dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu; về chất lượng nguồn nước, không khí,
chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; về các vấn đề dân cư, xã hội, văn
hóa và di sản.
+
Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế-xã hội và môi trường đô thị; đề xuất hệ thống tiêu
chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển
không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.
+
Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động
và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí,
tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.
+ Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
- Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.
- Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo các giai đoạn.
7. Danh mục hồ sơ đồ án:
Danh
mục hồ sơ và nội dung đồ án tuân thủ quy định tại Điều 7, Thông tư số
04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ nhiệm
vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng
vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy
hoạch nông thôn.
8. Tổ chức thực hiện:
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan tổ chức lập, trình duyệt: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
- Cơ quan thực hiện lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên.