Ngày 5/10/2023, Sở GDĐT tổ chức Hội nghị giao ban
với 54 Trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống nhằm quán
triệt và nâng cao chất lượng hoạt động liên kết trong nhà trường. Đồng
chí Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở GDĐT chủ trì Hội nghị, cùng dự có đồng
chí Đỗ Thị Hòa- Phó Giám đốc Sở GDĐT và các trưởng phòng chuyên môn cơ
quan Sở.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 253 trung tâm ngoại ngữ, tin học, Trung tâm giáo dục kỹ năng sống được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động, trong đó có 54 trung tâmđang liên kết với 518 trường ở tất cả các bậc học.
Hoạt động phối hợp, liên kết giáo dục được thực hiện trên cơ sở pháp lý do Chính phủ và Bộ GDĐT quy định. Theo
đó, các Trung tâm được phép liên kết với cơ sở giáo dục. Đồng thời, các
cơ sở giáo dục được chủ động phối hợp, liên kết tổ chức hoạt động giáo
dục với các trung tâm đã được cấp phép hoạt động. Việc thực hiện liên kết do các Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trên tinh thần tự nguyện của học sinh khi có nhu cầu. Trung tâm và các đơn vị giáo dục liên kết phải
có hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng phải quy định rõ về nội dung dạy
học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, hình thức dạy học,
địa điểm tổ chức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng
phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp (phòng GDĐT quận, huyện) và
Sở GDĐT.
Trong
những năm qua, hoạt động liên kết giáo dục đã được triển khai rộng khắp
trên địa bàn thành phố và đem lại hiệu quả tích cực, góp phần đáp ứng
nhu cầu học tập của người học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đặc biệt, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng học môn Ngoại
ngữ. Những năm gần đây, Hải Phòng luôn đứng trong top 5 địa phương dẫn
đầu cả nước về kết quả bài thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi Tốt nghiệp
THPT. Số lượng học sinh dự thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đứng trong
top đầu của toàn quốc. Năm
2023, thành phố có 2632 học sinh sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc
tế để miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có
chứng chỉ Ielts, Toefl: 2472 học sinh; Tiếng nhật : 37 học sinh; tiếng
Pháp: 22 học sinh; tiếng Trung: 101 học sinh. Hải
Phòng là địa phương đi đầu toàn quốc trong hoạt động liên kết dạy ngoại
ngữ tiếng Nhật. Việc liên kết dạy tiếng Nhật đã được thực hiện hơn 10
năm qua. Trên cơ sở đó đã mở được hệ chuyên tiếng Nhật từ năm học
2016-2017, tuyển sinh đầu vào bằng tiếng Nhật. Đến năm học 2023-2024, có
15 trường triển khai dạy tiếng Nhật với 1200 học sinh tham gia tiếng
Nhật, trong đó có 3 trường trung học phổ thông dạy tiếng Nhật là ngoại
ngữ 1 theo chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu hội nhập và
phát triển của thành phố, tiếng Hàn cũng đã được đưa vào chương trình
liên kết. Hệ chuyên tiếng Hàn được mở từ năm học 2021-2022. Đến nay, đã
có 12 trường triển khai dạy tiếng Hàn (04 trường tiểu học, 08 trường
THCS) với 10 lớp học tiếng Hàn ngoại ngữ 1 (500 học sinh), 6 lớp học
tiếng Hàn ngoại ngữ 2 (333 học sinh). Có thể nói, nhờ hoạt động liên kết
giáo dục, phong trào học tập và chất lượng môn ngoại ngữ trong nhà
trường đã được nâng lên đáng kể. Trên cơ sở đó, góp phần xây dựng môi
trường giáo dục năng động, đa dạng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động liên kết giáo dục, bên cạnh những kết quả đã được ghi nhận, vẫn còn xuất hiện một số tồn tại, hạn chế ở một số nhà trường. Trước thực trạng này, Sở GDĐT đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn để tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động liên kết. Ngày 20/9/2023, Sở GDĐT đã ban hành công văn số 2577/SGDĐT-GDTX&ĐH về việc tăng cường quản lý hoạt động liên kết. Ngày 28/9/2023, Sở GDĐT đã họp giao ban với Trưởng các phòng GDĐT quận, huyện và đại diện các cơ sở giáo dục về công tác liên kết. Ngày
02/10/2023, Sở GDĐT đã ban hành công văn số 2710/SGDĐT-GDTX&ĐH về
việc báo cáo hoạt động của các Trung tâm ngoại ngữ, tin học; kỹ năng
sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Ngày
5/10/2023, tại Hội nghị giao ban với 54 trung tâm tin học, ngoại ngữ,
kỹ năng sống, Giám đốc Sở GDĐT đã quán triệt và yêu cầu các trung tâm
nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường thực hiện các
quy định về liên kết giáo dục. Ngoài ra, cần đẩy mạnh truyền thông về
căn cứ pháp lý, tính hiệu quả của hoạt động liên kết giáo dục để lan tỏa
và phát huy sự đồng thuận của xã hội.
Hội
nghị giao ban với các trung tâm là một trong các hoạt động thể hiện rõ
tinh thần trách nhiệm và nỗ lực của Sở GDĐT trong việc tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước hoạt động liên kết giáo dục. Thông qua
Hội nghị, trên cơ sở trao đổi, hướng dẫn, quán triệt của Sở GDĐT, các
Trung tâm đã xác định rõ trách nhiệm của mình, đề ra giải pháp để hoạt
động liên kết giáo dục được tiếp tục triển khai hiệu quả trong thời gian
tới.